Hướng dẫn chọn thảm tập yoga
Hiện nay tại TP.HCM, các cửa hàng dụng cụ tập thể thao bán các loại thảm tập yoga xuất xứ từ nhiều nơi: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Việt Nam với giá từ vài trăm ngàn tới vài triệu đồng/thảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chất lượng loại thảm mình mua ra sao.
Các bạn có thể xem bài trước chúng tôi với về hướng dẫn chọn quần áo tập yoga
Nhiều phòng tập yoga hiện nay trang bị sẵn thảm tập yoga cho học viên, tuy nhiên đa số không rõ ràng xuất xứ. Những chiếc thảm đủ màu sắc xanh, tím, nâu, đen… đều có những đặc điểm như: không có độ bám dính tốt, dễ trơn trượt có mùi hắc khó chịu; dễ bong tróc, bám bẩn và được dùng chung cho tất cả những người tập tại trung tâm. Đa phần những người tập lâu đều mang thảm tập riêng đến buổi tập hoặc ghi tên rồi gửi ở phòng tập. Rất ít trung tâm lưu ý cho học viên về vấn đề an toàn, vệ sinh thảm tập với cách thông báo: “Đây chỉ là thảm để định vị, để đảm bảo sức khỏe học viên nên có thảm riêng”.
Thị trường có rất nhiều loại thảm tập yoga với đủ mức giá khác nhau, chất lượng “thượng vàng, hạ cám”. Khi chúng tôi hỏi mua, người bán đều giới thiệu thảm tập có xuất xứ Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan… Các trang mạng cũng rao bán thảm tập kèm hình ảnh minh họa rất đẹp. Tuy nhiên, thông tin nhãn mác không thể hiện rõ nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng mà chỉ ghi chung chung “Yoga Mat”. Nhiều huấn luyện viên yoga khẳng định: “Hơn 90% thảm tập rẻ tiền (khoảng 90.000 - 150.000 đồng/tấm) là hàng kém chất lượng có nguồn gốc Trung Quốc, dù người bán lập lờ là xuất xứ Đài Loan”. Để thuyết phục khách hàng, một số cửa hàng giới thiệu “thảm được làm từ chất liệu nhựa cao cấp PVC, TPE, cao su non, có độ đàn hồi tốt, không bị xẹp”. Cao cấp hơn thì có nơi quảng cáo chuyên bán thảm tập nhập khẩu từ Mỹ, giá bán trên 2.000.000 đồng/tấm, nhưng thông tin nhãn mác rất sơ sài, chỉ ghi tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt.
Thông thường, khi mua thảm tập yoga, nhiều người quan tâm đến màu sắc, hoa văn và giá cả trước rồi sau mới để ý đến độ bám dính tốt, độ bền của thảm... Sau khi có thông tin cảnh báo từ cơ quan giám sát an toàn của EU công bố danh sách các sản phẩm thảm tập yoga xuất xứ Trung Quốc chứa độc chất cấm clo parafin chuỗi ngắn (SCCPs) với hàm lượng cao, người tiêu dùng mới quan tâm hơn trong việc chọn thảm.
Bác sĩ Quách Minh Phong - Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt, cho biết: “SCCPs là chất độc, về lâu dài sẽ gây bệnh cho người hít phải. Khi chất này có trong thảm tập yoga, nguy hại trước tiên là người tập rất dễ bị dị ứng, viêm da tiếp xúc. Đáng lưu ý, khi úp mặt hít thở trực tiếp với mặt thảm, mùi nhựa trong thảm có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây chóng mặt, nhức đầu, suy nhược, đau thắt ngực. Những người có tiền sử mắc bệnh hen thì khả năng phát bệnh rất cao. Bên cạnh đó, SCCPs còn có thể chứa những hoạt chất gây ung thư. Để hạn chế những rủi ro trên, người tiêu dùng nên chọn mua thảm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đầy đủ thông tin nhãn mác thể hiện rõ thành phần, tiêu chuẩn chất lượng...”.
Để lựa chọn thảm tập yoga đúng tiêu chuẩn và an toàn, huấn luyện viên yoga Lê Thị Uyên Phương tại Thảo Điền Village (TP.HCM), tư vấn: Người tiêu dùng không nên căn cứ vào giá để chọn thảm, nên chú ý chất liệu, độ đàn hồi, độ bằng phẳng, tính chống trơn của thảm. Về kích thước, trọng lượng thì thảm tập yoga đều đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp cho người tập. Thảm làm từ chất liệu TPE có độ đàn hồi cao, độ bám dính chặt; khả năng co giãn, kéo giãn và chịu lực tốt. Còn thảm tập bằng chất liệu PVC, tập một thời gian thảm sẽ bị xẹp xuống, không còn đàn hồi, các hạt nhựa bong tróc ra; thảm dễ bám bẩn, khó vệ sinh và mùi nhựa rất nặng. Khi mua, nên trải thảm xuống sàn để kiểm tra độ bằng phẳng, xem có chỗ nào bị lồi, lõm không; chống bàn tay xuống thảm, dùng lực tay đẩy thảm về trước xem có bị trượt không, nếu trượt thì độ bám dính không đảm bảo, khi tập rất dễ bị trượt gây chấn thương. Không chọn thảm quá dày, cứng và cũng không chọn thảm quá mỏng vì dễ gây đau khi tập. Các huấn luyện viên yoga cho biết loại thảm dày khoảng 6 mm - 8 mm là lý tưởng nhất. Giá bán từ 550.000 đồng/tấm trở lên.
Thị trường còn có loại khăn trải thảm yoga chuyên dụng dùng để trải phủ lên thảm tập, giá khoảng 550.000 - 650.000 đồng/tấm. Mặt dưới khăn có những chấm nhựa san sát nhau để giữ độ bám chặt với thảm tập. Khăn trải thảm tiện dụng vì thấm hút mồ hôi tốt, dễ giặt và gập lại gọn nhẹ, người tiêu dùng có thể mua thêm để phủ lên thảm tập chung ở phòng tập để đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh đó, cần lưu ý cách vệ sinh, bảo quản thảm tập như hạn chế giặt thảm, nên dùng khăn thấm nước lau sạch và phơi khô thảm trước gió sau mỗi lần tập; không phơi dưới nắng để giữ “tuổi thọ” của thảm. Có thể dùng loại nước chuyên dụng để lau thảm, ngoài làm sạch vi khuẩn bám trên thảm, dung dịch lau thảm còn có mùi chanh, xả, bưởi hoặc hương hoa tạo cảm giác dễ chịu cho người tập.
Các bạn có thể xem bài trước chúng tôi với về hướng dẫn chọn quần áo tập yoga
Nhiều phòng tập yoga hiện nay trang bị sẵn thảm tập yoga cho học viên, tuy nhiên đa số không rõ ràng xuất xứ. Những chiếc thảm đủ màu sắc xanh, tím, nâu, đen… đều có những đặc điểm như: không có độ bám dính tốt, dễ trơn trượt có mùi hắc khó chịu; dễ bong tróc, bám bẩn và được dùng chung cho tất cả những người tập tại trung tâm. Đa phần những người tập lâu đều mang thảm tập riêng đến buổi tập hoặc ghi tên rồi gửi ở phòng tập. Rất ít trung tâm lưu ý cho học viên về vấn đề an toàn, vệ sinh thảm tập với cách thông báo: “Đây chỉ là thảm để định vị, để đảm bảo sức khỏe học viên nên có thảm riêng”.
Thị trường có rất nhiều loại thảm tập yoga với đủ mức giá khác nhau, chất lượng “thượng vàng, hạ cám”. Khi chúng tôi hỏi mua, người bán đều giới thiệu thảm tập có xuất xứ Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan… Các trang mạng cũng rao bán thảm tập kèm hình ảnh minh họa rất đẹp. Tuy nhiên, thông tin nhãn mác không thể hiện rõ nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng mà chỉ ghi chung chung “Yoga Mat”. Nhiều huấn luyện viên yoga khẳng định: “Hơn 90% thảm tập rẻ tiền (khoảng 90.000 - 150.000 đồng/tấm) là hàng kém chất lượng có nguồn gốc Trung Quốc, dù người bán lập lờ là xuất xứ Đài Loan”. Để thuyết phục khách hàng, một số cửa hàng giới thiệu “thảm được làm từ chất liệu nhựa cao cấp PVC, TPE, cao su non, có độ đàn hồi tốt, không bị xẹp”. Cao cấp hơn thì có nơi quảng cáo chuyên bán thảm tập nhập khẩu từ Mỹ, giá bán trên 2.000.000 đồng/tấm, nhưng thông tin nhãn mác rất sơ sài, chỉ ghi tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt.
Thảm tập yoga Trung Quốc gây nguy hiểm
Thông thường, khi mua thảm tập yoga, nhiều người quan tâm đến màu sắc, hoa văn và giá cả trước rồi sau mới để ý đến độ bám dính tốt, độ bền của thảm... Sau khi có thông tin cảnh báo từ cơ quan giám sát an toàn của EU công bố danh sách các sản phẩm thảm tập yoga xuất xứ Trung Quốc chứa độc chất cấm clo parafin chuỗi ngắn (SCCPs) với hàm lượng cao, người tiêu dùng mới quan tâm hơn trong việc chọn thảm.
Bác sĩ Quách Minh Phong - Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt, cho biết: “SCCPs là chất độc, về lâu dài sẽ gây bệnh cho người hít phải. Khi chất này có trong thảm tập yoga, nguy hại trước tiên là người tập rất dễ bị dị ứng, viêm da tiếp xúc. Đáng lưu ý, khi úp mặt hít thở trực tiếp với mặt thảm, mùi nhựa trong thảm có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây chóng mặt, nhức đầu, suy nhược, đau thắt ngực. Những người có tiền sử mắc bệnh hen thì khả năng phát bệnh rất cao. Bên cạnh đó, SCCPs còn có thể chứa những hoạt chất gây ung thư. Để hạn chế những rủi ro trên, người tiêu dùng nên chọn mua thảm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đầy đủ thông tin nhãn mác thể hiện rõ thành phần, tiêu chuẩn chất lượng...”.
Nên chọn thảm tập yoga tốt làm từ TPE
Để lựa chọn thảm tập yoga đúng tiêu chuẩn và an toàn, huấn luyện viên yoga Lê Thị Uyên Phương tại Thảo Điền Village (TP.HCM), tư vấn: Người tiêu dùng không nên căn cứ vào giá để chọn thảm, nên chú ý chất liệu, độ đàn hồi, độ bằng phẳng, tính chống trơn của thảm. Về kích thước, trọng lượng thì thảm tập yoga đều đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp cho người tập. Thảm làm từ chất liệu TPE có độ đàn hồi cao, độ bám dính chặt; khả năng co giãn, kéo giãn và chịu lực tốt. Còn thảm tập bằng chất liệu PVC, tập một thời gian thảm sẽ bị xẹp xuống, không còn đàn hồi, các hạt nhựa bong tróc ra; thảm dễ bám bẩn, khó vệ sinh và mùi nhựa rất nặng. Khi mua, nên trải thảm xuống sàn để kiểm tra độ bằng phẳng, xem có chỗ nào bị lồi, lõm không; chống bàn tay xuống thảm, dùng lực tay đẩy thảm về trước xem có bị trượt không, nếu trượt thì độ bám dính không đảm bảo, khi tập rất dễ bị trượt gây chấn thương. Không chọn thảm quá dày, cứng và cũng không chọn thảm quá mỏng vì dễ gây đau khi tập. Các huấn luyện viên yoga cho biết loại thảm dày khoảng 6 mm - 8 mm là lý tưởng nhất. Giá bán từ 550.000 đồng/tấm trở lên.
Thị trường còn có loại khăn trải thảm yoga chuyên dụng dùng để trải phủ lên thảm tập, giá khoảng 550.000 - 650.000 đồng/tấm. Mặt dưới khăn có những chấm nhựa san sát nhau để giữ độ bám chặt với thảm tập. Khăn trải thảm tiện dụng vì thấm hút mồ hôi tốt, dễ giặt và gập lại gọn nhẹ, người tiêu dùng có thể mua thêm để phủ lên thảm tập chung ở phòng tập để đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh đó, cần lưu ý cách vệ sinh, bảo quản thảm tập như hạn chế giặt thảm, nên dùng khăn thấm nước lau sạch và phơi khô thảm trước gió sau mỗi lần tập; không phơi dưới nắng để giữ “tuổi thọ” của thảm. Có thể dùng loại nước chuyên dụng để lau thảm, ngoài làm sạch vi khuẩn bám trên thảm, dung dịch lau thảm còn có mùi chanh, xả, bưởi hoặc hương hoa tạo cảm giác dễ chịu cho người tập.